THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA 2024

Nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là biểu tượng trên sản phẩm, mà nó còn là dấu ấn của chất lượng, uy tín và giá trị của doanh nghiệp. Một nhãn hiệu mạnh mẽ không chỉ thu hút bạn mà còn tạo nên sự tin tưởng và lòng trung thành. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi thương mại mà còn là bước đi quan trọng để xác định vị thế và thành công trong thị trường. Tại bài viết này, NVCS sẽ giúp người đọc hiểu chi tiết hơn về các thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gần đây.

dang-ky-nhan-hieu-2024-nvcs
dang-ky-nhan-hieu-2024-nvcs

NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

Nhãn hiệu đơn giản là bất kì chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố nêu trên. Nhãn hiệu được xem là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết cũng như phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác.

Hoặc định nghĩa về nhãn hiệu được căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành: “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” 

Cụ thể có các loại nhãn hiệu như sau:

  • Nhãn Hiệu Tập Thể:

Được định nghĩa căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành: “ Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”

Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể “Đà Lạt” được sử dụng bởi các sản phẩm như rau củ, trái cây từ vùng Đà Lạt. Nhãn hiệu này giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm có nguồn gốc từ Đà Lạt, một vùng sản xuất nổi tiếng của Việt Nam với chất lượng cao.

  • Nhãn Hiệu Chứng Nhận:

Được định nghĩa căn cứ tại khoản 18, Điều 4 của Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành: “ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.”

Ví dụ: “VietGAP” là một nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn phong cách nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. Sản phẩm có nhãn hiệu “VietGAP” được kiểm tra và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

  • Nhãn Hiệu Nổi Tiếng:

Được định nghĩa căn cứ tại khoản 20, Điều 4 Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành: “ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.

Ví dụ: “Trung Nguyên Coffee” là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng về cà phê tại Việt Nam và cũng được biết đến trên thế giới. Nhãn hiệu này đã trở thành biểu tượng của cà phê Việt Nam, với sản phẩm chất lượng và uy tín.

TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

Việc đăng ký nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành mang lại nhiều lợi ích quan trọng và bảo vệ quyền lợi của cá nhân và tổ chức. Dưới đây là một số lý do chính tại sao cần phải đăng ký nhãn hiệu:

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:

  • Ngăn chặn sử dụng trái phép: khi đăng ký nhãn hiệu, bạn có quyền pháp lý để ngăn chặn người khác sử dụng trái phép nhãn hiệu của bạn. Điều này nhằm bảo vệ chất lượng, uy tín của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và ngăn chặn việc sử dụng giả mạo hoặc làm mất uy tín của nhãn hiệu.
  • Tránh nhầm lẫn: nhãn hiệu khi được đăng ký chính thức giúp tránh sự nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác trên thị trường, đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể nhận diện cũng như tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đem lại.

Tăng giá trị kinh doanh:

Phát triển nhãn hiệu: nhãn hiệu đã đăng ký giúp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu dễ dàng hơn. Bạn có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị hay quảng cáo dựa trên nhãn hiệu đã đăng ký mà không phải lo lắng về việc bị sao chép hay sử dụng trái phép.

Khẳng định nhãn hiệu trên thị trường:

  • Tạo ấn tượng tốt: một nhãn hiệu đăng ký chứng tỏ sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy của doanh nghiệp, tạo ấn tượng tích cực với đối tác, bạn và nhà đầu tư.
  • Mở rộng thị trường: khi có nhãn hiệu được bảo vệ, bạn có thể xúc tiến mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài mà không phải lo ngại về việc sao chép hoặc làm giả nhãn hiệu.

Bảo vệ quyền lợi pháp lý:

Dễ xử lý khi có tranh chấp: khi có nhãn hiệu đăng ký, việc xử lý tranh chấp về nhãn hiệu trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn với cơ quan pháp luật.

Với mỗi nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời hạn 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng (căn cứ theo khoản 6, điều 93 Luật Sở Hữu Trí Tuệ hiện hành). Việc này góp phần tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm và xây dựng chiến lược tiếp thị lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ.