Theo quy định tại Điều 631 và 632 Bộ luật Dân sự năm 2005, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền này của mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau.
Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
Về hình thức
Thừa kế theo pháp luật: Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế; nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia tài sản;
Thừa kế theo di chúc: Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627 Bộ Luật Dân sự năm 2015).
Về đối tượng hưởng thừa kế
Đối tượng của thừa kế theo pháp luật bao gồm: Cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015); cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế; con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654 Bộ Luật Dân sự năm 2015);
Đối tượng thừa kế theo di chúc là những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập trong di chúc là người nhận di sản và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp thừa kế
Các trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm: Không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; tổ chức thừa kế di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (Điều 650 Bộ Luật Dân sự năm 2015);
Trường hợp thừa kế theo di chúc: Theo ý chí; nguyện vọng của cá nhân lập di chúc, người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thừa kế kế vị
Đối với thừa kế theo pháp luật, trường hợp con của người để lại di sản chết trước; hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản;
Đối với thừa kế theo di chúc không có thừa kế kế vị.
Chi phí làm thủ tục thừa kế là bao nhiêu?
Đến dịch vụ của Luật SIGLAW bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Giải quyết thủ tục thừa kế là thủ tục khá phức tạp. Nếu không hiểu rõ sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Chính vì vậy mà khi sử dụng dịch vụ của Luật SIGLAW, quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình; tránh được nhiều rủi ro pháp lý.
Đúng thời hạn: Với phương châm “Đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chũng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật SIGLAW có tính cạnh tranh cao, tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.